Với mỗi bạn học sinh yêu thích môn Hóa học thì lựa chọn Ngành học liên quan đến Hóa học ở bậc học Đại học luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Và chắc chắn, câu hỏi “ Học Hóa học để làm gì?” luôn được đặt ra hàng đầu. Và chúng tôi tin rằng, với những bài viết trước về cơ hội việc làm sau khi ra trường của các Kỹ sư Khoa Công nghệ Hóa học & Môi trường- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã đem đến cho các bạn câu trả lời tương đối toàn diện và đầy đủ. Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ thêm về một số nhân vật nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trên thế giới đã từng theo học ngành Hóa học. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho các bạn một số thông tin thú vị.
1. Vợ chồng thủ tướng Đức Angela Merkel
Bà Angela Dorothea Merkel là Thủ tướng đương nhiệm của nước Cộng hòa Liên bang Đức. Theo bình chọn của tạp chí Forbes năm 2006, bà Angela Merkel đứng đầu danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới và liên tục giữ vị trí này trong mười ba năm kế tiếp sau đó. Trước khi hoạt động chính trị, bà cùng với chồng đều là những nhà khoa học uy tín.
Bà Merkel theo học vật lý tại Đại học Leipzig từ năm 1973 đến năm 1978. Sau đó, Bà Merkel làm việc và nghiên cứu tại Viện Hóa Lý Trung ương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học từ năm 1978 đến năm 1990. Bà đạt học vị tiến sĩ năm 1986 và làm việc trong lĩnh vực Hoá lượng tử (quantum chemistry). Trong quá trình nghiên cứu (đến năm 1989), bà đã công bố nhiều bài báo khoa học về Hóa lượng tử trên các Tạp chí uy tín.1
Người chồng hiện tại của bà – ông Joachim Sauer- cũng là một nhà khoa học nổi tiếng. Ông hiện là Giáo sư Hóa lý thuyết và Vật lý tại Đại học Humboldt ở thủ đô Berlin, Đức.2
Bà Angela Dorothea Merkel (ảnh trái) và chồng – ông Joachim Sauer (ảnh phải)
2. Giáo hoàng Franciscus
Giáo hoàng sinh 17 tháng 12 năm 1936; tên thật: Jorge Mario Bergoglio, là vị giáo hoàng thứ 266 và là đương kim giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông sinh tại Buenos Aires, Argentina trong một gia đình có năm anh em di dân gốc Ý.
Khi còn trẻ, ông đã theo học tại một trường Trung học kỹ thuật tại thủ đô Buenos Aires và có bằng Kỹ thuật viên Hóa học (Chemical Technician’s Diploma). Với khả năng của mình, ông đã làm việc như một Kỹ thuật viên Hóa học trong viện nghiên cứu thực phẩm Hickethier-Bachmann Laboratory.3
Sau đó, ông bắt đầu theo học về Thần học và gia nhập một dòng tu lớn của giáo hội Công giáo La Mã vào năm 1958. Đến năm 1969, ông trở thành Linh mục và đã đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong Giáo hội. Năm 2013, ông được bầu làm Giáo hoàng và lấy tông hiệu là Franciscus. Giáo hoàng Franciscus được đánh giá là người khiêm nhường, quan tâm đến người nghèo, và sẵn sàng đối thoại với các nhóm cộng đồng có tư tưởng, xuất thân và niềm tin khác nhau. Mặc dù chỉ mới lên lãnh đạo Giáo hội Công giáo chưa lâu nhưng trong hai năm liên tiếp 2013 và 2014, ông được tạp chí danh giá Forbes xếp hạng ở vị trí thứ 4 trong số những nhân vật quyền lực nhất thế giới. Còn Tạp chí Time bình chọn ông là nhân vật của năm 2013.4
Giáo hoàng Franciscus
Nguồn tham khảo
1.https://en.wikipedia.org/wiki/Angela_Merkel
3.https://en.wikipedia.org/wiki/Pope_Francis
4.https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Phanxic%C3%B4